Du học Canada – Cẩm nang chọn trường, chọn ngành từ A đến Z
Bạn đang đứng trước ngã rẽ chọn ngành, chọn trường?
Du học Canada – chọn ngành nghề nào không thất nghiệp sau khi ra trường?
Nếu việc chọn quốc gia du học tốn nhiều thời gian của gia đình và học sinh thì việc chọn trường, chọn ngành và định hướng nghề nghiệp cũng là một giai đoạn với rất nhiều đắn đo, cân nhắc. Hy vọng với những gợi ý sau, iae Canada có thể giúp quý phụ huynh và các bạn có được một quyết định tốt hơn cho việc chọn ngành và chọn trường khi du học Canada.
Du học Canada – Chọn ngành nào không thất nghiệp?
Rõ ràng đây là một câu hỏi không dễ. Theo iae Canada, bên cạnh các yếu tố như nhu cầu thị trường lao động, triển vọng nghề nghiệp trong 2 đến 3 năm tới sau khi bạn tốt nghiệp, thì điều quan trọng nhất là bạn cần xác định năng lực của bản thân để định hướng ngành nghề phù hợp.
Nếu như các ngành trong khối STEM đang thu hút đông du học sinh quốc tế trong những năm gần đây bởi cơ hội việc làm và định cư, bạn cần xem xét thêm những yếu tố bên dưới để định hướng chính xác con đường sự nghiệp của mình.
Bước 1: Tìm hiểu bản thân trước khi chọn ngành du học
Sở thích & thế mạnh
Dựa trên học thuyết Holland về chọn nghề, có 6 nhóm sở thích/ khả năng theo tự nhiên mà mỗi người sẽ có thể nhìn nhận mình thiên về nhóm nào nhiều nhất.
Bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi chọn ngành nghề đó là hiểu được bản thân mình. Trong bước này điều cần quan tâm là bạn thực sự thích gì và thế mạnh của bạn là gì. Không chỉ khi du học ở Canada mà bất kỳ đâu, ngành nghề nào cũng có khả năng phát triển nếu thực sự bạn biết được sở trường của mình để phát huy.
Nhóm 1: Nhóm nghiệp vụ (Conventional)
Đây là nhóm những người thích làm việc với con số, báo cáo, máy móc, và làm việc theo sắp đặt, trật tự. Những người này phù hợp với các công việc như giáo viên, kế toán, kiểm toán viên, nhà nghiên cứu…
Nhóm 2: Nhóm nghệ thuật (Artistic)
Những người thuộc nhóm này có năng khiếu nghệ thuật và sáng tạo. Họ có trí tưởng tượng phong phú, tính cách ngẫu hứng nên thường làm việc theo cảm hứng. Những nghề nghiệp phù hợp: kiến trúc sư, thiết kế thời trang, thợ chụp ảnh, thiết kế đồ họa, thiết kế web…
Nhóm 3: Nhóm xã hội (Social)
Những người thuộc nhóm này thường thích giúp đỡ, huấn luyện hoặc chăm sóc sức khỏe cho người khác. Họ thường có khả năng về diễn đạt, giảng giải và thuyết phục. Công việc phù hợp: y tá, dược sĩ, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng, bác sĩ, bán hàng…
Nhóm 4: Nhóm quản lý (Enterprise)
Những người thuộc nhóm này là những người có sở thích kinh doanh, lãnh đạo, thuyết phục người khác. Họ rất quyết đoán, mạnh bạo và có tầm nhìn xa. Công việc phù hợp: kỹ thuật hệ thống thông tin, quản lý khách sạn, chủ doanh nghiệp, …
Nhóm 5: Nhóm kỹ thuật (Realistic)
Là những người có tính thực tế, ưa hành động hơn suy nghĩ, thích công việc tay chân hơn trí óc. Thường có thể chất tốt, sức khỏe dẻo dai và cần cù chịu khó. Ngành nghề phù hợp: kỹ sư ô tô, kỹ sư cơ khí, kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư tự động hóa…
Nhóm 6: Nhóm nghiên cứu (Investigate)
Những người này có khả năng nghiên cứu và phân tích sâu một vấn đề. Họ luôn muốn biết nguồn gốc và nguyên nhân của chúng. Đa phần những người này thuộc tuýp hướng nội, không thích giao tiếp quá rộng, có óc sáng tạo, làm việc logic. Công việc phù hợp với họ thường là lập trình viên, chuyên viên nghiên cứu thị trường…
Bạn có thể tham khảo 60 câu hỏi đánh giá tính cách theo học thuyết Holland với link sau https://bit.ly/2LQL8py
Ngoài ra có 1 số website để kiểm tra MBTI ( Myers Briggs Type Indication) bên dưới:
- https://www.truity.com/test/type-finder-personality-test-new
- https://www.16personalities.com/
- https://mbti.vn/
Thi IELT miễn phí tại IDP hoặc BC
Cơ hội đến 8/8/2021.
Bước 2: Tìm hiểu mặt trái của ngành
Bên cạnh việc xem xét sở trường và khả năng, bản thân học sinh cũng nên xét đến yếu tố mặt trái của ngành nghề. Bởi vì nghề là nghiệp, ông bà ta đã nói, “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”.
Khi đã chọn một nghề nghiệp, bạn có thể sẽ gắn bó với nó trong một thời gian dài để trở nên thành thạo nên những khó khăn của nghề bạn cũng cần cân nhắc. Ví dụ như nghề lập trình đòi hỏi cá nhân phải thường xuyên cập nhật công nghệ mới và nắm bắt những xu hướng thay đổi liên tục. Với những bạn có suy nghĩ logic, yêu thích toán học và giải quyết vấn đề nhưng lại ngại với sự thay đổi, thì đây là một yếu tố cần cân đo đong đếm trước khi chọn nghề.
Bước 3: Xem xét học lực
Khi du học Canada, bên cạnh điều kiện về ngoại ngữ thì học bạ và điểm GPA cũng rất quan trọng cho quá trình xét duyệt hồ sơ. Nếu học sinh có nguyện vọng học Đại học nhưng GPA không được cao, thì có thể cân nhắc học các chương trình hệ cao đẳng sau đó chuyển tiếp lên Đại học hoặc các chương trình dự bị (Pathway) trước khi vào khóa học chính.
Bước 4: Vấn đề tài chính khi du học Canada
Du học đòi hỏi một khoản tài chính không nhỏ. Vì khi du học Canada, các chương trình học bổng rất ít và hỗ trợ cũng không nhiều, nên học sinh và gia đình cần tìm hiểu với khả năng tài chính hiện tại có đủ để chi trả cho học phí và các sinh hoạt trong quá trình du học không.
Thông thường, học phí 1 năm cho hệ cao đẳng tại Canada tầm CA$12.000 đến CA$18.000 ( tương đương khoảng 210 triệu đến 315 triệu đồng). Sinh hoạt phí 1 năm trung bình khoảng CA$10.000 đến CA$12.000. Và để đảm bảo cho quá trình học tập tại Canada của du học sinh không đặt quá nặng về vấn đề tài chính, các chương trình du học tại đây thường yêu cầu đóng học phí trước 1 năm và cần có tài khoản GIC CA$10.000 trong ngân hàng.
Trong thời gian học, du học sinh có thể đi làm thêm 20 tiếng 1 tuần với mức thu nhập trung bình là CA$15/ giờ, tầm 1.100 đến 1.500/ tháng. Vào những kỳ nghỉ hoặc thời điểm nghỉ giữa 2 kỳ, bạn có thể làm thêm các công việc toàn thời gian lên tới 40 tiếng/ tuần. Với số tiền này bạn có thể đủ trang trải các sinh hoạt phí trong quá trình du học.
Tuy nhiên theo iae Canada, bạn cũng nên có một số tiền dự phòng sẵn cho việc sinh hoạt vì du học sinh mới qua thường chưa quen với thời tiết khí hậu và cuộc sống, cần thời gian thích nghi và tìm việc làm thêm trong khoảng 6 tháng đầu. Còn nếu tài chính bạn có khoảng 500-600 triệu thì bạn có thể an tâm là đủ chi trả cho 1 năm học tập và sinh hoạt hệ cao đẳng tại nước này.
Bước 5:Tìm hiểu thị trường đào tạo
Sau khi đã xác định được sở thích,liệt kê những công việc phù hợp và xem xét các vấn đề tài chính, học lực, bước tiếp theo, người học cần tìm hiểu các chương trình đào tạo nào phù hợp.
Học sinh có thể vào website của một số trường cao đẳng, đại học lớn tại Canada để tìm hiểu chương trình đào tạo và một số nhóm ngành tiêu biểu.
Xem thêm Danh sách các trường tại Canada
Hoặc đơn giản hơn, chỉ cần đăng ký tư vấn cùng iae Canada ngay hôm nay.
Những điểm cần lưu ý chọn ngành khi du học Canada
- Các môn học trong chương trình gồm những môn nào? Xem thêm mô tả của từng môn để biết được sự phù hợp.
- Khả năng chuyển đổi nghề nghiệp có cao không? Ví dụ nếu bạn học về Hệ thống thông tin quản lý thì có những ngành nghề bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp như chuyên viên phân tích hệ thống, Digital Marketing, Quản trị mạng, giảng dạy…
- Nhóm ngành có thuộc những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong 2-5 năm tới sau khi tốt nghiệp?
- Mức lương trung bình cho nghề nghiệp? Bạn có thể tham khảo mức lương trung bình của hầu hết tất cả các ngành nghề tại Canada qua trang web payscale.com hoặc neuvoo.ca.
- Nhóm ngành có cơ hội định cư và được ưu tiên trong các chương trình định cư? Các bạn có thể tham khảo thêm trang http://bit.ly/367qd8C để biết rõ hơn.
- Cơ hội chuyển tiếp lên các bậc học cao hơn như thế nào?
- Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia và các anh chị đi trước.
Gợi ý lựa chọn ngành khi du học Canada từ chuyên gia
Học các ngành học đại cương, phổ biến
Sau khi đã tìm hiểu và trả lời cho các câu hỏi trên, bạn vẫn còn lạc lối chưa biết chọn ngành nghề gì, gợi ý của iae Canada là bạn có thể xem xét lựa chọn các ngành học phổ biến như Kinh doanh, Công nghệ thông tin… Đây được xem là nhóm ngành có khả năng xin việc cao sau khi tốt nghiệp tại Canada.
Lý do là, trong những học kỳ đầu, hầu hết các môn học đại cương đều giống nhau, nên đây là thời điểm tốt để bạn đánh giá thêm về độ phù hợp của chương trình đào tạo. Ngoài ra, trong thời gian học này, bạn có thể tìm hiểu thêm lĩnh vực mình yêu thích qua các hoạt động nhóm, các câu lạc bộ của trường để xác định đam mê của mình và đỡ kéo dài thời gian chuyển đổi ngành nghề.
Học thử chương trình ngắn hạn
Một gợi ý khác là nếu bạn vẫn còn cân nhắc các chuyên ngành học, bạn có thể đăng ký các khóa học ngắn hạn về chương trình này để có cái nhìn chuyên sâu và thực tế hơn về ngành nghề đào tạo.
Nếu đang ở Việt Nam, bạn có thể đăng ký các khóa học ngắn hạn online hoặc các khóa offline tại địa phương nơi mình sinh sống. Còn nếu ở Canada, du học sinh có thể tìm hiểu thêm chương trình vừa học vừa làm hoặc các khóa chống GAP mà iae Canada đang liên kết với các trường và học viện. Đây là cơ hội tốt cho du học sinh để học thêm một kỹ năng mới và làm đẹp hơn hồ sơ xin việc cũng như quá trình xin định cư, xét Work Permit sau này.
Tìm hiểu các chương trình dự bị (Pathway)
Có thể bạn chưa biết, nhưng các chương trình dự bị cũng là một lựa chọn khá tốt cho du học sinh có ý định du học Canada khi chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ hay học lực. Đây là cơ hội tốt giúp bạn làm quen với hệ thống giáo dục hiện đại và bắt nhịp với môi trường sống tại Canada trước khi bước vào khóa học chính.
Hiện nay iae Canada đang liên kết với rất nhiều học viện và trường Đại học hàng đầu tại Canada như York University, University of Toronto, Ryerson University… để mang đến các chương trình dự bị đại học thực tiễn và tiết kiệm chi phí cho du học sinh Việt Nam. Nếu quan tâm về các chương trình này, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.
Bước 6: Chọn trường
Sau khi đã chọn được ngành nghề phù hợp, bước tiếp theo bạn cần làm là chọn trường khi du học Canada. Hiện nay, có rất nhiều tỉnh bang tại Canada với các chương trình định cư hấp dẫn du học sinh quốc tế. Tuy nhiên, theo iae Canada, việc chọn trường các bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
☑ Trường có nằm trong danh sách DLI (Designated learning institutions) của chính phủ Canada không?
Đây là yếu tố rất quan trọng để bạn được phép ở lại Canada học tập làm việc và xin Work Permit sau này nên cần cẩn thận để chọn trường phù hợp. Xem thêm chi tiết các trường trong danh sách DLI tại trang sau http://bit.ly/3pat48q.
☑ Trường có các chương trình học theo nguyện vọng ngành nghề đã chọn không?
☑ Xem chương trình học của trường và mô tả của từng môn, bạn có cảm thấy thích thú với chương trình học được thiết kế không?
☑ Nếu bạn muốn đăng ký một ngành để xin visa du học, sau đó lại muốn học một ngành khác khi đã đậu visa, thì trường có đủ các ngành bạn đang cân nhắc không?
Vì thực ra việc chuyển đổi trường sau khi qua Canada có thể thực hiện được nhưng tốn khá nhiều thời gian, nhiều thủ tục giấy tờ liên quan, và phát sinh những khoản phí không nhỏ. Do đó, theo iae Canada, chọn đúng trường du học Canada ngay từ đầu và hạn chế việc chuyển đổi trường sau này sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tiền bạc cho du học sinh và gia đình.
☑ Học phí của ngành nghề bạn đang cân nhắc như thế nào?
☑ Các hoạt động, câu lạc bộ của trường cho chuyên ngành bạn chọn?
☑ Xem đánh giá trường trên các trang mạng xã hội và Internet để có cái nhìn khách quan hơn về trường.
☑ Vị trí của trường có nằm trong khu vực có nhiều cơ sở hạ tầng, tiện nghi và có nhiều việc làm thêm cho sinh viên không?
☑ Ngoài ra yếu tố cũng không kém phần quan trọng, chính sách xin định cư tại tỉnh bang như thế nào?
Hy vọng qua bài viết trên, iae Canada có thể giải đáp được phần nào khúc mắc của phụ huynh và các bạn có ý định du học Canada. Nếu vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên viên tư vấn du học Canada của iae.
Thay vì tự nộp đơn trực tiếp cho trường tốn nhiều thời gian tìm hiểu nhưng chưa chắc hiệu quả, dịch vụ tư vấn du học miễn phí tại iae Canada cung cấp cho bạn một giải pháp toàn diện cho con đường du học và định cư tại Canada. Đừng bỏ lỡ các chương trình khuyến mãi cực khủng trong tháng này! Đăng ký tư vấn du học tại iae Canada ngay hôm nay.
Ưu đãi đặc biệt
khi đăng ký tư vấn du học cùng iae Canada